Thời gian qua, ngành Lao động – TB&XH tỉnh Thái Nguyên bằng nhiều quyết sách đúng đắn, tạo đột phá về công tác CCHC góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp của tỉnh.

 >> Thái Nguyên: Đào tạo lao động theo nhu cầu doanh nghiệp

Cải cách hành chính và ứng dụng chuyển đổi số

Trao đổi với Diễn đàn Doanh nghiệp, Bà Nguyễn Thị Quỳnh Hương, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Thái Nguyên chia sẻ, thực hiện Kế hoạch số 234/KH-UBND ngày 23/12/2021 của UBND tỉnh Thái Nguyên về CCHC tỉnh Thái Nguyên năm 2022, Sở LĐTBXH đã ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành công tác cải cách hành chính (CCHC) của ngành.

Để tạo bước đột phá trong công tác CCHC, nhất là hạn chế mức thấp nhất tỷ lệ hồ sơ chậm thời gian, tăng chỉ số hài lòng của tổ chức, công dân khi tham gia giải quyết các TTHC, Sở đã tổ chức thực hiện đồng bộ các giải pháp trên tất cả 6 nội dung của công tác CCHC. Xác định rõ ràng, cụ thể về số lượng, gắn với trách nhiệm triển khai đến các phòng quản lý và đơn vị trực thuộc, đảm bảo thực hiện tốt các chỉ tiêu theo kế hoạch đề ra. Xây dựng kế hoạch thi đua, khen thưởng gắn với thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn và trong CCHC; Tích cực vận động người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến, dịch vụ bưu chính công ích trong giải quyết TTHC.

Trung tâm phuc vụ hành chính công tỉnh Thái Nguyên

Trung tâm phuc vụ hành chính công tỉnh Thái Nguyên

Thứ nhất, về cải cách thể chế: Thực hiện chức năng, nhiệm vụ, của ngành, Sở LĐTBXH đã kịp thời tham mưu cho HĐND, UBND tỉnh ban bành văn bản quy phạm pháp luật trên các lĩnh vực lao động, người có công và xã hội. Văn bản ban hành đúng quy trình và thẩm quyền.

Thứ 2, Cải cách thủ tục hành chính: Nhờ chủ động và đẩy mạnh công tác CCHC, nhất là xác định CCHC là nhiệm vụ trọng tâm trong thực hiện nhiệm vụ chính trị nên tất cả các TTHC đã được các phòng chuyên môn thuộc Sở rà soát chặt chẽ, hồ sơ được thụ lý và giải quyết nhanh chóng.  Năm 2022, Sở LĐTBXH tham mưu UBND tỉnh ban hành 04 Quyết định công bố TTHC thuộc các lĩnh vực: Người có công, quản lý lao động ngoài nước, GDNN việc làm; đưa ra phương án đơn giản hóa 07 TTHC trong lĩnh vực việc làm, lao động, GDNN thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở được UBND tỉnh thông qua 02 phương án đơn giản hóa TTHC.

Từ khi đưa phần mềm một cửa điện tử vào sử dụng, việc tiếp nhận, quản lý các thông tin của từng loại hồ sơ được chặt chẽ và khoa học hơn. 100% hồ sơ tiếp nhận được cập nhật trên hệ thống phần mềm một cửa điện tử và công khai, niêm yết 100% các TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh; TTHC được giải quyết trước hạn và đúng hạn; hệ thống giao dịch một cửa, một cửa liên thông và hiện đại hoá nền hành chính tiếp tục được khẳng định. Thực hiện số hóa và sử dụng kết quả số hóa hồ sơ, giấy tờ, kết quả giải quyết TTHC lĩnh vực LĐTBXH nhằm nâng cao chất lượng phục vụ, góp phần xây dựng Chính quyền số, kinh tế số, xã hội số.

Trung tâm Dịch vụ việc làm (Sở Lao động - TB&XH) đẩy mạnh cải cách các TTHC, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người lao động

Trung tâm Dịch vụ việc làm (Sở Lao động - TB&XH) đẩy mạnh cải cách các TTHC, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người lao động

Thứ 3, Cải cách tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước: tổ chức bộ máy được sắp xếp tinh gọn, hiệu quả; đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức cơ bản đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ hội nhập và phát triển. Thực hiện quy định về phân cấp thuộc chức năng quản lý của ngành, lĩnh vực quản lý, trong giai đoạn 2016 - 2021.

Thứ tư, Cải cách công vụ: Thực hiện đầy đủ các quy định về công tác quản lý cán bộ như tuyển dụng, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại đảm bảo công khai, minh bạch, công bằng, khách quan,… Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng năm 2022 phù hợp tình hình thực tế. Kỷ luật, kỷ cương hành chính và đạo đức công vụ của công chức, viên chức toàn ngành được tăng cường, thực hiện nghiêm túc.

Thứ năm, Cải cách tài chính công: Sở đã thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Luật ngân sách nhà nước, đảm bảo quy trình thủ tục, đúng chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức cho từng lĩnh vực theo quy định. Công tác cải cách tài chính công có những bước tiến rõ nét đã góp phần cùng toàn ngành hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Thứ sáu: Xây dựng và phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số: Thực hiện Kế hoạch chuyển đổi số của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, UBND tỉnh, Sở đã ban hành Kế hoạch số 384/KH-SLĐTBXH ngày 03/6/2021 triển khai thực hiện Chương trình chuyển đổi số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 9666/QĐ-SLĐTBXH ngày 23/8/2021 thành lập Tổ công tác triển khai thực hiện Chương trình chuyển đổi số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.

>> Thái Nguyên: Chính quyền - doanh nghiệp đồng hành phát triển

>> Thái Nguyên: Ngành Lao động – Thương binh và Xã hội làm tốt công tác an sinh

Trong năm 2022, Sở LĐTBXH ban hành 03 kế hoạch triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Đang trình UBND tỉnh ban hành 02 kế hoạch: Kế hoạch xác thực, làm sạch dữ liệu của ngành và cấp tài khoản an sinh xã hội cho công dân tỉnh Thái Nguyên; Kế hoạch triển khai thí điểm chi trả trợ cấp an sinh xã hội không dùng tiền mặt.

Cán bộ Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Thái Nguyên hướng dẫn người dân các chính sách về lao động – qua đó tạo sự hài lòng người dân thông qua việc nâng cao đạo đức công vụ

Cán bộ Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Thái Nguyên hướng dẫn người dân các chính sách về lao động – qua đó tạo sự hài lòng người dân thông qua việc nâng cao đạo đức công vụ

Tỉnh Thái Nguyên được Bộ LĐTBXH lựa chọn là một trong 3 tỉnh thí điểm triển khai phần mềm quản lý hộ nghèo, phần mềm quản lý đối tượng bảo trợ xã hội. Sở LĐTBXH đã phối hợp với Bộ LĐTBXH tập huấn triển khai phần mềm quản lý hộ nghèo, hộ cận nghèo; phần mềm quản lý đối tượng bảo trợ xã hội đến cán bộ của 178 xã phường trên địa bàn tỉnh. Đến nay, 100% xã phường, thị trấn cơ bản nhập dữ liệu hộ cận nghèo năm 2021 theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025. Ngày 13/9/2022, Sở LĐTBXH đã phối hợp với Sở TT&TT gửi 39.232 dữ liệu đối tượng bảo trợ xã hội và trên 150.000 dữ liệu khẩu thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo. Hiện nay, C06 Bộ Công an đã rà soát, xác thực, dữ liệu và chuyển về 26.564 dữ liệu về khẩu thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo để tiếp tục rà soát, xác thực.

 Hiện nay, Sở cung cấp 102 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4; Từ đầu năm đến nay, Sở đã tiếp nhận và giải quyết trực tuyến 587/861 TTHC trực tuyến đạt tỷ lệ 68,17%. Qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiêt kiệm thời gian, chi phí trong việc tra cứu thông tin, nộp hồ sơ giải quyết TTHC.

Có thể khẳng định, trong những năm gần đây Sở đã tăng cường thực hiện các giải pháp CCHC, đặc biệt là khâu hiện đại hoá hành chính. Qua đó góp phần thực hiện tốt các hoạt động trong công tác quản lý Nhà nước về lao động việc làm, xoá đói giảm nghèo, giải quyết chế độ chính sách cho người có công..., đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp

Thái Nguyên hiện là một trong những tỉnh đứng đầu vùng trung du miền núi phía Bắc về sản xuất công nghiệp, có nhu cầu lớn về nhân lực có tay nghề kỹ thuật cao. Hội nhập quốc tế và Cách mạng công nghiệp 4.0, để tạo sự phát triển đột phá cho GDNN, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động, góp phần tăng năng suất lao động, tăng trưởng kinh tế GRDP, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Việc mở rộng quy mô GDNN cần phải có sự đổi mới toàn diện, có những đột phá về cơ cấu và chất lượng đào tạo; xây dựng hệ thống GDNN theo hướng hiện đại, linh hoạt, đổi mới, có hướng đi, cách làm phù hợp, phát triển mạnh mẽ cả về quy mô và chất lượng, hiệu quả và phát triển bền vững, bao trùm. Bảo đảm quy mô, cơ cấu ngành, nghề đào tạo; nâng cao chất lượng đào tạo của các trường thuộc tỉnh, trong đó một số nghề tiếp cận trình độ cấp quốc gia và quốc tế.

Dự kiến giai đoạn 2022 -2025 tỉnh Thái Nguyên sẽ bố trí hơn 600 tỷ đồng cho công tác GDNN - (Hình ảnh tại Trường CĐ Công nghiệp Việt Đức nhận những sản phẩm khó tại các doanh nghiệp về cho sinh viên tiếp cận, thực hành nâng cao tay nghề)

Dự kiến giai đoạn 2022 -2025 tỉnh Thái Nguyên sẽ bố trí hơn 600 tỷ đồng cho công tác GDNN - (Hình ảnh tại Trường CĐ Công nghiệp Việt Đức nhận những sản phẩm khó tại các doanh nghiệp về cho sinh viên tiếp cận, thực hành nâng cao tay nghề)

Theo bà Nguyễn Thị Quỳnh Hương, Giám đốc LĐTBXH, hiện trên địa bàn tỉnh có 35 cơ sở GDNN được cấp phép hoạt động. Thái Nguyên đã tạo việc làm tăng thêm cho 25.000 người; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 72%, tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp chứng chỉ đạt 35,6%, cao hơn so với bình quân chung của cả nước. Công tác đào tạo nghề, giới thiệu việc làm đã thực sự được quan tâm thực hiện với nhiều giải pháp sát thực tế, đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp, góp phần đưa “Chỉ số đào tạo lao động”, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI năm 2022 của tỉnh Thái Nguyên tăng bậc.

Mục tiêu chung của Kế hoạch là đến năm 2025 bảo đảm quy mô, cơ cấu ngành, nghề đào tạo phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; nâng cao chất lượng đào tạo của các trường thuộc tỉnh, trong đó một số nghề tiếp cận trình độ cấp quốc gia và các nước ASEAN-4; góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 75%, trong đó có bằng cấp, chứng chỉ đạt 32%.

Tỉnh Thái Nguyên tổ chức Tuần cao điểm kết nối Cung - Cầu lao động năm 2022

Tỉnh Thái Nguyên tổ chức Tuần cao điểm kết nối Cung - Cầu lao động năm 2022

Bà Nguyễn Thị Quỳnh Hương nhấn mạnh, mục tiêu cụ thể đến năm 2025 của Kế hoạch là: Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 75%, (có bằng cấp, chứng chỉ đạt 32%); Phấn đấu thu hút 40-45% học sinh tốt nghiệp THCS và THPT vào hệ thống GDNN; học sinh, sinh viên nữ đạt trên 30% trong tổng chỉ tiêu tuyển sinh mới; Đào tạo lại, đào tạo thường xuyên cho 25% lực lượng lao động; Tỷ lệ lao động là người dân tộc thiểu số qua đào tạo nghề nghiệp đạt 45%; củng cố, nâng cao năng lực đào tạo của cơ sở GDNN chuyên biệt để đào tạo cho người dân tộc thiểu số học nội trú;

Chú trọng công tác hướng nghiệp cho học sinh dân tộc thiểu số để phát huy nguồn nhân lực các địa phươngp/( trong ảnh Tư vấn, giới thiệu việc làm và định hướng nghề nghiệp cho học sinh Trường Phổ thông Dân tộc nội trú Thái Nguyên)

Chú trọng công tác hướng nghiệp cho học sinh dân tộc thiểu số để phát huy nguồn nhân lực các địa phương ( trong ảnh Tư vấn, giới thiệu việc làm và định hướng nghề nghiệp cho học sinh Trường Phổ thông Dân tộc nội trú Thái Nguyên)

Tỷ lệ lao động là người khuyết tật còn khả năng lao động được học nghề phù hợp đạt 35%; Tỷ lệ lao động có các kỹ năng công nghệ thông tin đạt 80%; Ít nhất 30% cơ sở GDNN và 50% chương trình đào tạo các ngành, nghề trọng điểm đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng; Phấn đấu 100% nhà giáo đạt chuẩn; khoảng 80% cán bộ quản lý được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng quản lý - quản trị hiện đại. Phấn đấu khoảng 80% ngành, nghề đào tạo được xây dựng, cập nhật chuẩn đầu ra theo Khung trình độ quốc gia; Phấn đấu có 01 trường cao đẳng của tỉnh đạt chất lượng cao.

Công nhân của CTCP CNT Group thường xuyên được các chuyên gia kinh nghiệm trong ngành xi măng và vật liệu xây dựng đào tạo chuyên sâu để nâng cao tay nghề

Công nhân của CTCP CNT Group thường xuyên được các chuyên gia kinh nghiệm trong ngành xi măng và vật liệu xây dựng đào tạo chuyên sâu để nâng cao tay nghề

Chất lượng GDNN được nâng cao, ngoài ý nghĩa bảo đảm đủ nguồn nhân lực đáp ứng thị trường lao động, còn làm thay đổi năng lực tư duy sản xuất cho lao động trẻ. Qua đó tạo nên một thế hệ năng động, sáng tạo, có tác phong công nghiệp phù hợp với thời đại 4.0. Đây vừa là mục tiêu, vừa là nhiệm vụ mà Kế hoạch phát triển GDNN đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hướng đến.