Chi đoàn Thanh niên Sở Thông tin và Truyền thông cùng các Tổ công nghệ số cộng đồng xã Tiên Hội (Đại Từ) hướng dẫn người dân địa phương cài đặt và sử dụng các ứng dụng số trên điện thoại thông minh. Ảnh: H.A
Để Nghị quyết số 01-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về Chương trình chuyển đổi số (CĐS) tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 đi vào cuộc sống, hơn 1 năm qua, các địa phương, đơn vị đều có những cách làm sáng tạo, giúp người dân vận hành, khai thác và hưởng lợi từ công nghệ số. Trong đó, việc 9 huyện, thành phố trong toàn tỉnh thành lập hàng nghìn Tổ công nghệ số cộng đồng, thu hút gần 15 nghìn cán bộ cơ sở tham gia, đã tạo nên lực lượng hùng hậu, hỗ trợ đắc lực cho cơ quan chuyên môn khi triển khai nhiệm vụ CĐS.
Công tác CĐS của tỉnh Thái Nguyên chỉ thành công khi được người dân trên địa bàn hiểu, hưởng ứng, tham gia. Khi đó, người dân sẽ trở thành những công dân số, có các hoạt động trên môi trường số. Do vậy, việc thành lập Tổ công nghệ số cộng đồng để tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ người dân trên địa bàn tỉnh sử dụng công nghệ số, đưa công nghệ số vào mọi hoạt động của đời sống xã hội là việc làm cấp thiết. Để cụ thể hóa nhiệm vụ này, UBND tỉnh Thái Nguyên đã giao cho ngành chức năng, chính quyền các địa phương triển khai thử nghiệm mô hình Tổ công nghệ số cộng đồng hỗ trợ người dân tham gia CĐS.
Mục đích của tỉnh là đưa nền tảng số, công nghệ số, kỹ năng số đến người dân thông qua Tổ công nghệ số cộng
Ông Nguyễn Anh Đức, Phó phòng Văn hóa - Thông tin TP. Thái Nguyên: Thành phố đã thành lập 401 tổ công nghệ số cộng đồng tại 100% xóm, tổ dân phố, với 2.697 thành viên. Đồng thời, đã tổ chức tập huấn kiến thức và hội nghị trực tuyến tới 32 điểm cầu để hướng dẫn, trả lời những khó khăn, vướng mắc các thành viên gặp phải khi triển khai nhiệm vụ. |
đồng để thúc đẩy CĐS; giúp người dân tiếp cận và vận hành thích ứng với môi trường số. Qua đó, trở thành tác nhân thúc đẩy chính quyền chuyển đổi mạnh mẽ hơn. Trên cơ sở đó, Sở Thông tin và Truyền thông đã phối hợp với một số cơ quan, đơn vị liên quan và các địa phương trong tỉnh triển khai thử nghiệm mô hình Tổ công nghệ số cộng đồng, hướng tới kết nối chung mạng lưới công nghệ số cộng đồng toàn quốc trên cả 3 trục: Chính quyền số, kinh tế số, xã hội số.
Về chính quyền số, nhiệm vụ của Tổ công nghệ số cộng đồng là tập trung hướng dẫn người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến, các dịch vụ số và tương tác với chính quyền qua các nền tảng số. Còn về kinh tế số, Tổ sẽ hướng dẫn người dân, các hộ kinh doanh, sản xuất nhỏ và vừa ở địa phương thực hiện những bước cài đặt ứng dụng nền tảng số để chuyển hình thức tiêu thụ sản phẩm từ giao dịch truyền thống sang giao dịch trên sàn thương mại điện tử, mở tài khoản thanh toán điện tử. Trong trục xã hội số, Tổ công nghệ số cộng đồng thực hiện hướng dẫn người dân tiếp cận, cài đặt, sử dụng các dịch vụ số phục vụ những nhu cầu thiết yếu như: Y tế, giáo dục, chính sách xã hội, phòng chống dịch…
Tổ công nghệ số cộng đồng cũng hướng dẫn người dân kết nối với chính quyền thông qua Trung tâm Điều hành thông minh (IOC) của tỉnh. Ảnh: V.H
Theo đồng chí Phạm Thị Phương Nga, Phó phòng Công nghệ Thông tin (Sở Thông tin và Truyền thông): Đến hết quý 2/2022, toàn tỉnh có 2.255 tổ công nghệ số cộng đồng, với tổng số gần 15.000 thành viên, vượt khoảng trên 37% so với Kế hoạch của UBND tỉnh. Các thành viên được lựa chọn tham gia Tổ công nghệ số cộng đồng, ngoài sự nhiệt tình, tích cực còn có kỹ năng sử dụng nền tảng số, công nghệ số cũng như khả năng tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ người dân sử dụng công nghệ số.
Ông Đinh Văn Chinh, Phó Chủ tịch UBND xã Bình Thành (Định Hóa): Xã đã thành lập Tổ công nghệ số cộng đồng ở 14/14 xóm, với số thành viên cơ động từ 5-7 người/tổ. Hiện các thành viên đều đã biết sử dụng điện thoại thông minh kết nối internet, tham gia một số mạng xã hội và sử dụng tương đối thành thạo các phần mềm CĐS của tỉnh |
Với mục tiêu đưa công nghệ số đến từng ngõ, từng hộ gia đình, đảm bảo tiếp cận với người dân ở mọi tầng lớp, ngành nghề. Mỗi Tổ công nghệ số cộng đồng có từ 7-9 người, gồm: Lãnh đạo xóm, tổ dân phố; đại diện các tổ chức đoàn thể và những tình nguyện viên là người có kiến thức, kỹ năng về công nghệ thông tin, thành thạo sử dụng thiết bị điện thoại thông minh tại các khu dân cư.
Theo đánh giá của Sở Thông tin và Truyền thông cũng như UBND 9 huyện, thành phố, nhân sự tham gia Tổ công nghệ số cộng đồng đều nhiệt tình, có khả năng tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ người dân sử dụng công nghệ số. Bước đầu, có trên 90% số thành viên của Tổ công nghệ số cộng đồng cài đặt các phần mềm như: C-ThaiNguyen, Thái Nguyên ID, sổ tay đảng viên, sổ sức khỏe điện tử... để tra cứu thông tin khi có nhu cầu.
Tuy vậy, thực tế cho thấy, mặc dù thành viên Tổ công nghệ số cộng đồng của tỉnh khá đông và đã biết cài đặt, sử dụng các phần mềm liên quan, nhưng chưa thể nói đây là lực lượng thành thạo nhất trong CĐS, đủ năng lực hướng dẫn người dân trên địa bàn giải quyết các dịch vụ công qua máy vi tính, điện thoại thông minh. Do đó, việc ngành chức năng, chính quyền các địa phương trong tỉnh tiếp tục tập huấn để trang bị kiến thức, kỹ năng cho lực lượng này cần bài bản, hiệu quả hơn nữa.
Qua tổng hợp của Bộ Thông tin và Truyền thông, tính đến hết tháng 6-2022 cả nước đã có 9 tỉnh, thành phố hoàn thành 100% cấp xã có Tổ công nghệ số cộng đồng, gồm: Bắc Giang, Lạng Sơn, Lai Châu, Hậu Giang, Hải Dương, Thanh Hóa, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hải Phòng và Thái Nguyên. Hiện có 34/63 tỉnh, thành phố trong cả nước đã thành lập tổng số 27.218 tổ công nghệ số cộng đồng, với 130.487 thành viên tham gia hỗ trợ người dân CĐS thông qua các nền tảng số. |
baothainguyen.vn